Webinar
July 26, 2024

Cách ly cùng Creative (Phần 1) (Năm 2021)

2355865219 2355865219 [converted]
Trong giai đoạn cách ly xã hội, nhiều lần tôi được nghe cụm từ “sống chung với lũ”, ngụ ý mọi người mọi ngành nghề tìm cách sống thích nghi với cơn đại dịch. Điều này cực kỳ quý giá vì nó cho thấy một tinh thần tìm kiếm giải...

Trong giai đoạn cách ly xã hội, nhiều lần tôi được nghe cụm từ “sống chung với lũ”, ngụ ý mọi người mọi ngành nghề tìm cách sống thích nghi với cơn đại dịch. Điều này cực kỳ quý giá vì nó cho thấy một tinh thần tìm kiếm giải pháp đối phó lâu dài với những biến cố chứ không chỉ là cố gắng kiểm soát mọi thứ trở lại như cũ. Thời gian vừa qua, dù các kênh offline buộc phải off nhưng người làm sáng tạo vẫn luôn biết cách tận dụng thời gian giãn cách để làm cuộc sống có ý nghĩa hơn với những thứ hay ho mà mình làm ra.

  1. THÔNG TẤN XÃ XỊN XÒ – MINH BẠCH THÔNG TIN

Trong mùa cách ly, người người nhà nhà đổ bộ trên các nền tảng online và mạng xã hội. Kẻ tốt người chưa tốt lợi dụng cơ hội này để thi nhau tung ra vô vàn nội dung, thông tin lên mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau: “Bộ lạc nào đó đã tìm ra vắc-xin chữa Covid”, “Ăn rễ cây, thân cây, nhánh cây có thể kháng được virus”, “uống thuốc chống sốt rét chữa được virus”. Còn cả những thông tin liên quan đến sự thiếu hụt nguồn cung thực phẩm gây ra tâm lý đầu cơ tích trữ hay tệ hơn còn có những thông tin về những ca tử vong thất thiệt nhằm cố tình gây hoang mang dư luận. Những mẩu tin này nghe thu hút với tâm lý của những người dân đang sống trong sợ hãi. 

Sự minh bạch, chính xác của thông tin lúc này trở nên cực kỳ quan trọng. Nhãn hàng và các chuyên gia sáng tạo đã sắm cho mình những vai trò mới: định hướng dư luận bằng thông tin cực kỳ chuẩn xác, kịp thời và hữu ích. Và khó hơn nữa là làm thế nào để những thông tin chuẩn xác và hữu ích ấy lại vừa nhanh, vừa hấp dẫn và thu hút hơn so với hằng hà sa số tin giả trong cùng một thời điểm. Việc tạo ra được luồng thông tin đúng và tích cực để đánh bại “bọn tin giả” sẽ góp phần không nhỏ tạo nên một hình ảnh đẹp và tiếng nói có giá trị cho cả nhãn hàng lẫn người làm sáng tạo. 

Nguồn ảnh: SCMP, VTV

Đầu tiên họ giúp người dùng hiểu và nhận thức đúng về tình hình xã hội hiện tại, mặt khác, đưa ra những lời khuyên lẫn lời kêu gọi hành động đúng đắn. Đó là những lời khuyên mùa dịch mà nhãn hàng đã thu thập được từ những nguồn chính thống; hay Chuyên mục thông tin định kỳ để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến hoạt động của họ. Việc cố gắng cập nhanh những thông tin chính xác để phủ nhận một tin giả cũng góp phần giúp người dùng phân biệt tính thật giả, đúng sai của một tin tức khác liên quan.

Thông tấn xã Việt Nam đã mở một tài khoản mang tên @factcheckvn trên TikTok, nhằm cung cấp thông tin chính thống và định hướng dư luận, theo một cách phi truyền thông. Đa số chẳng thể hiểu tại sao một cơ quan báo chí như TTXVN lại dùng nền tảng này, nhưng đó là cách làm thành công khi giành được sự yêu thích, mến mộ từ giới trẻ với những clip đạt hàng triệu lượt xem. 

Ngoài nhiệm vụ đưa tin, nhãn hàng cũng đã tạo ra những nội dung tích cực, sáng sủa nhằm cổ động cho người dùng thoát khỏi sự hoang mang và lo lắng: Kêu gọi đoàn kết, đồng lòng và tin tưởng những người đang trực tiếp chống dịch; Kêu gọi đóng góp bằng nhiều hình thức để ủng hộ chống dịch; Cảm ơn và trân trọng những giá trị và những đóng góp trong mùa dịch.

Bên cạnh đó, nhãn hàng cũng đã tạo sự yên tâm cho người dùng bằng chính những nỗ lực liên quan hay dịch vụ sản phẩm, nhằm hỗ trợ và bảo vệ khách hàng. Ví dụ: Các nhãn hàng thuốc giữ cho giá khẩu trang được hình ổn; các nhãn hàng dược/mỹ phẩm đưa những thông tin chi tiết về các loại nước rửa tay/cồn nào có thể diệt virus phù hợp hay các nhãn hàng thực phẩm đưa ra những thông tin về lượng hàng lớn không lo cạn kiệt.

2. TẠO RA NĂNG LƯỢNG TÍCH CỰC BẰNG GIẢI TRÍ

Cách ly xã hội – chắc có lẽ đó là 20 ngày dài nhất cuộc đời nhiều người trên thế giới nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng. Với khá nhiều thứ để giải trí như PS4, Oculus, Netfix… tôi vẫn tưởng rằng đây sẽ là khoảng thời gian tận hưởng và nghỉ ngơi chờ cho tới khi qua dịch. Nhưng quanh quẩn được hai ba ngày thì mọi thứ bắt đầu trở nên nhàm chán rất nhanh. Tôi chuyển qua tự động viên mình bằng cách làm những việc có ích hơn như đọc sách, viết lách, vẽ vời, gọi điện thoại cho người thân bạn bè đủ kiểu. Phải công nhận rằng trong tình cảnh ấy khó có thể vui vẻ được cho nên tôi cũng dự đoán rằng hầu hết những người khác cũng có tâm lý giống như tôi khi chịu cách ly. 

Và trên mạng xã hội lúc ấy, trong khi mọi người đều đang tìm cách thích nghi với những ngày STAY HOME buồn chán, nhãn hàng và những con người sáng tạo lại nhận thức một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng của mình: hoá thân thành những trung tâm giải trí trực tuyến trên mọi mặt trận số. Và dưới góc nhìn của sáng tạo, mọi thứ đều có thể trở nên khác đi theo chiều hướng mong muốn. 

Ví dụ như thay vì làm một chiếc video tuyên truyền chính chuyên, Việt Nam chúng ta có hẳn hoi một chiếc video cover bài hát nổi tiếng Ghen Cô Vy kết hợp với điệu nhảy siêu viral của Quang Đăng với mục đích kêu gọi người dân rửa tay chống sự lây lan của virus Corona (COVID-19). Video này không những đạt hiệu quả về mặt truyền thông trong nước mà độ nổi tiếng còn vượt xa khỏi biên giới hình chữ S. 

Nguồn ảnh: Internet

Các hình thức giải trí, truyền thông khác cũng bắt đầu cuộc chơi mùa cách ly của mình. Hàng loạt những nhãn hàng cạnh tranh khốc liệt miếng bánh social và digital. Ngay cả những agency sự kiện cũng bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc cách mạng tổ chức sự kiện trực tuyến của mình, từ các sự kiện ra mắt sản phẩm mới cho đến những sự kiện trình diễn nghệ thuật. Nhà phát hàng game Fortnite đã làm chấn động cả làng game lẫn làng sáng tạo. Cụ thể, Fortnite là một game sinh tồn trực tuyến khá giống PUBG nhưng thịnh hành hơn ở các nước phương Tây. Vào một ngày trong giai đoạn cách ly xã hội, khi mà các game thủ đang giết thời gian của họ ở khu vực phòng chờ (khu vực trước khi vào một trận game) thì bất ngờ một ngôi sao khổng lồ rơi xuống khu vực chờ của các game thủ và nam ca sỹ Travis Scott xuất hiện cùng những hiệu ứng hình ảnh cực kỳ bắt mắt và hoành tráng. Một concert âm nhạc trực tuyến thực sự thành công và hứa hẹn sẽ trở thành một trong những giải pháp quan trọng trong lĩnh vực sự kiện của tương lai không xa.

Nguồn ảnh: Internet

Nhãn hàng cũng không quên sứ mệnh của mình là tạo ra định hướng dư luận tích cực để cổ động tinh thần của những con người ở tuyến đầu đang chiến đấu trực tiếp trên mặt trận chống COVID-19. Nhãn hàng nông sản FOHLA đã đưa một thông điệp với hình ảnh lồng ghép rất dễ thương đến những phi hành đoàn đang trên đường bay đón những đồng bào đang mắc kẹt ở hải ngoại: “Cảm ơn những cánh chim trời, bay vào tâm điểm đón đời tha hương”. Hay một album ảnh mang tên “Có một Cô Vy không xấu xí như bạn nghĩ” của nhãn hàng Aqua đưa ra những hình ảnh và thônh điệp về những hoạt động tích cực và kết nối gia đình trong mùa cách ly. Hoặc Diana với campaign “Cách ly không ù lỳ”: Bằng cách share những QR Code đường dẫn đến những hoạt động hữu ích như kho sách, kho nhạc, kho phim hay bài tập thể dục giúp người dùng online có được một mùa cách ly không nhàm chán.

Giai đoạn cách ly là lúc mà nhãn hàng và người dùng không còn ở vai trò của người mua-kẻ bán, mà đến với nhau như những đồng đội đứng cùng một chiến tuyến chống lại đại dịch.

(Còn tiếp)

Nhật ký cách ly của Creative (Phần cuối) (Năm 2021)

Tác giả: Huy Mai
Thời điểm phát hành: 2021
Nội dung chính từng được phát hành trên: GAM7 – Book 16: Marketing thời Bình Thường Mới

Keep reading

Toi Co 2

Khi dân sáng tạo FOMO

Chỉ lỡ dậy muộn một hôm, lên mạng đã trở thành “người tối cổ”. Đây là thực trạng…

View all