Webinar
July 20, 2024

Giải mã 6 thuật ngữ kinh điển trong creative brief

Giai Ma 6 Thuat Ngu Thumbnail New
Trong thế giới sáng tạo, creative brief như bản đồ dẫn đường cho chuyến phiêu lưu. Đừng ngỡ rằng chỉ cần nhắm mắt lại, chạy là đến deadline. Cùng BUTCHI.AI giải mã 6/10 thuật ngữ kinh điển trong mọi bản brief. Không biết là tiễn vong.

Trong thế giới sáng tạo, creative brief như bản đồ dẫn đường cho chuyến phiêu lưu. Đừng ngỡ rằng chỉ cần nhắm mắt lại, chạy là đến deadline. Cùng BUTCHI.AI giải mã 6/10 thuật ngữ kinh điển trong mọi bản brief. Không biết là tiễn vong.

1. Problem

Đầu tiên, chúng ta có “Problem” – không phải vấn đề của bạn, mà là những thách thức thương hiệu đang đối mặt. Vấn đề rất đa dạng, có thể là không đủ khách hàng, doanh thu chưa đạt, nhận diện chưa đủ… Nếu brand không xác định rõ vấn đề, team sáng tạo chắc chắn lạc đường trong mê cung feedback. Brand nhỏ có vấn đề của brand nhỏ, brand lớn có vấn đề của brand lớn. Vai trò tối thượng của người làm sáng tạo là đi giải quyết vấn đề, bằng sáng tạo, hoặc không cần sáng tạo.

2. Objective

Tiếp theo là “Objective”. Không phải mục tiêu cá nhân như tập gym mỗi tuần ba lần, mỗi ngày viết ba post, mà là những gì brand kỳ vọng sẽ đạt được từ chiến dịch bằng những con số cụ thể. Tăng doanh thu lên 30%, đạt 5 triệu lượt view, mang về 7.000 lead… Thông thường, mỗi campaign đều gắn liền với 2 mục tiêu quan trọng: mục tiêu truyền thông & mục tiêu kinh doanh. Sau khi kết thúc campaign, số liệu trả về nếu đạt cả 2 mục tiêu là hiệu quả; đạt được 1 là kết quả; không đạt cái nào là hậu quả.

3. Target Audience

Ai là khán giả của bạn? Nam nữ, độ tuổi, giới tính, khu vực? Đây không chỉ là câu hỏi ai, mà là “họ thích làm gì khi rảnh rỗi?”. Khi đào sâu target audience, điều quan trọng không nằm ở độ tuổi hay giới tính, mà cả những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Một bà mẹ U40 có thể thích cái lò vi sóng giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng, trong khi bạn nữ Gen Z biết đâu không thích đàn ông nhiều tiền trong túi mà thích chàng trai 6 múi trong người.

4. Insight

Đây là những hiểu biết thầm kín, những chi tiết bạn bỗng nhiên khám phá được từ việc thấu hiểu khách hàng. Không phải kiểu “Mọi người thích uống trà sữa”, mà là: tôi uống trà sữa vì chưa tới tuổi uống trà, nhưng quá già để uống sữa. Kiểu kiểu vậy. Insight như món quà mang tính chất tâm linh, nếu làm tốt, bạn có thể tạo ra những thông điệp sắc nét ai cũng gật gù đúng quá, quá đúng. Hãy đọc thám tử lừng danh Conan để biết cách phân tích insight.

5. Idea

Từ “Idea” trong creative brief như trái tim của một bộ phim. Ý tưởng hay có thể mang đến những đột phá bất ngờ, nhưng cũng có thể dẫn đến những cú sốc lớn. Một ý tưởng thú vị không chỉ làm người khác chú ý mà còn khiến người ta chìm đắm trong nó. Bạn nghĩ ra một ý tưởng tồi, nó có thể bị đập nhẹ thôi, nhưng một ý tưởng tốt sẽ bị đập te tua như cái mền rách. Đừng trách ai cả, đây là đặc trưng của ngành. Càng bị đập, bạn càng luyện tập sức bền sáng tạo. 

6. Channel

Cuối cùng, “Channel” – kênh truyền thông. Đây là điểm tiếp xúc, là nơi những ý tưởng từ đâu xuất hiện, nhảy bổ vào khách hàng. Chỉ những ý tưởng xuất sắc, đơn giản xuất thần mới có thể chạy tốt trên tất cả các kênh, bởi không phải kênh nào cũng phù hợp. Nếu đối tượng tiếp nhận là Gen Z, các kênh social, cửa hàng tiện lợi nên được ưu tiên; đối tượng trung niên, người về hưu biết đâu TikTok là kênh khác biệt nhưng hiệu quả lại rất tuyệt; muốn nhắm đến người đi đường, kênh Nhiêu Lộc chắc chắn ra sale đối với các sản phẩm quẹo lựa, quẹo lựa.

❉ ❉ ❉

Creative brief là bức tranh sống động về khán giả, mật mã của cảm hứng, độ cứng của tâm linh. Mỗi thuật ngữ đóng vai trò như một miếng ghép trong bức tranh lớn của chiến dịch. Bạn muốn giữ vai gì trong creative team cũng được, miễn không phải vai-rồ cho người khác trầm trồ.

Keep reading

View all