Storyboard – Phim quảng cáo: Câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (phần 1)
Storyboard – Phim quảng cáo: Câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (phần 2)
Trong phần 1, chúng ta đã chọn xong “huấn luyện viên”. Còn phần 2 giúp chúng ta định hình “chiến thuật” và “lối chơi”. Tất cả để chuẩn bị cho phần 3 thực chiến, là bước ra sân thi đấu, shooting, và “ghi bàn thắng đẹp nhất” chinh phục các fan hâm mộ ở đây chính là người tiêu dùng xem phim quảng cáo của bạn.
Shooting: Hậu Trường “Cầm Cương”
Trường quay vốn là sân khấu của đạo diễn, nhưng đừng quên bạn là cha mẹ đẻ của kịch bản phim. Creative nên góp ý kiến giá trị về set quay, lighting, cách diễn, lời thoại… trước khi bấm máy. Sau đó, khi bấm máy hãy để đạo diễn chỉ đạo cho đến khi họ có được cảnh quay để bạn xem. Đó là lúc creative có thể đưa ra nhận xét hay quay thêm để đạt được cảnh quay cả hai hài lòng rồi mới trình bày với khách hàng.
Lý tưởng nhất là khách hàng sẽ cho creative và đạo diễn “song tấu” trong khi họ sẽ tập trung đến những cảnh quay liên quan trực tiếp đến sản phẩm, nhãn hàng mà thôi. Điều này không đến một cách “trời ban” mà bộ đôi trên phải tạo được sự tin tưởng từ khách hàng.

Làm gì khi khách hàng “nổi hứng” góp ý hơi nhiều?
- Lọc ý kiến khách hàng trước khi trao đổi với đạo diễn.
- Giải thích và thuyết phục khách hàng nếu cảnh quay đã đạt hiệu quả như mong muốn.
- Đánh giá được đâu là khả năng cũng như giới hạn của ekip, set up, diễn xuất… cho mỗi cảnh quay nhằm đạt đến chất lượng cao nhất có thể.
- Phối hợp với producer và bộ phận client service để cùng tìm đến một tiếng nói chung với đạo diễn và khách hàng, tránh ảnh hưởng tiến độ quay.
Tuyệt đối tránh trường hợp khách hàng nói gì sửa đó, đạo diễn nói gì nghe đó, để khách hàng trực tiếp trao đổi với đạo diễn, hay không tôn trọng đạo diễn với những yêu cầu thiếu cơ sở.
Ví dụ, khách hàng của thương hiệu BVS không muốn cái kết là cảnh diễn viên nữ vươn vai trên giường – kiểu quá phổ biến. Đạo diễn và creative sẽ trao đổi để đưa ra giải pháp. Đạo diễn đề xuất cô làm động tác yoga trên giường. Còn creative nghĩ: “Hay cô ngủ lăn một vòng, té luôn xuống giường rồi tỉnh dậy ngơ ngác?” Kết quả: khách hàng chọn phương án té giường, vừa bất ngờ vừa dễ thương và hài lòng đôi đường.
Hay quản lý của diễn viên chính bất ngờ muốn thay đổi một chi tiết trong kịch bản về hát lạc tông ngay trước cảnh quay vì cô là một ca sĩ nổi tiếng. Creative sẽ thảo luận nội bộ để tìm ra một số lựa chọn thay đổi kịp thời, ít ảnh hưởng đến kịch bản đã duyệt nhất và đề xuất cho phía quản lý và khách hàng. Và kết quả cuối cùng, tình huống hát lạc tông đã được điều chỉnh thành nấc cụt, “đẹp lòng đôi bên”.
Những tình huống như trên có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cả đạo diễn, production house và creative agency cần chuẩn bị tinh thần, kế hoạch và cũng cần một chút bản lĩnh để vượt qua.
Post Production: Tinh Chỉnh Đến Từng Khung Hình
Hậu kỳ là nơi mọi thứ trở nên “thật”. Đây là giai đoạn creative phải làm việc tỉ mỉ cùng đạo diễn và “các thợ kim hoàn” của mình.
Offline (bản phim cắt thô)
Khi xem bản offline từ đạo diễn, creative cần đặt ra những câu hỏi như:
- Mạch phim có dễ hiểu không?
- Bản cắt có bị vụn không?
- Có thể chọn cảnh phim nào khác tốt hơn không?
- Độ dài của từng cảnh đã hợp lý chưa?
- Yếu tố branding như sản phẩm, logo đã được tối ưu chưa?
Cùng trao đổi, tinh chỉnh để có bản offline chuẩn nhất trình bày và thuyết phục khách hàng.
Online
Ở công đoạn này, creative sẽ đưa ra những phản hồi và góp ý cụ thể cho từng khung hình, từng phân cảnh dựa trên director notes (ghi chú của đạo diễn cho đội ngũ hậu kỳ). Càng chi tiết bao nhiêu, càng công phu bao nhiêu, càng giảm được chỉnh sửa qua lại từ phía khách hàng.
Color grading
VFX
CGI
SFX
Super
Artwork
Motion graphics
End frame
Music
VO recording
Kết Luận: Làm Đến Cùng Khi Ai Cũng Ưng Cái Bụng
Còn rất nhiều chi tiết không thể kể hết nhưng túm lại sản xuất phim quảng cáo là hành trình tạo tác của bao mồ hôi và cả những tràng cười nắc nẻ khi mọi thứ diễn ra y như hoặc vượt trên mong đợi.
Dù kinh phí khủng hay khiêm tốn, hãy luôn cố gắng tạo ra sản phẩm khiến cả người dùng ồ à, khách hàng tấm tắc, đạo diễn, và chính bạn hãnh diện mỗi khi nhìn lại. Và quan trọng nhất, đừng quên: một phim quảng cáo tuyệt vời luôn là “chiếc vương miện” sáng giá trong portfolio của bạn!💪💪
HẾT
Storyboard – Phim quảng cáo: Câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (phần 1)
Storyboard – Phim quảng cáo: Câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (phần 2)