Webinar
Yen dangCon Yến Mưa☂️
December 4, 2024 - 

Storyboard – Phim quảng cáo: Câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (phần 2)

Screenshot 2024 12 04 At 16.55.47
Chừa không gian “bay bổng” cho đạo diễn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn “buông tay lái”. Hãy xem đây là cuộc chơi “đồng sáng tạo”...

Storyboard – Phim quảng cáo: Câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (phần 1)

Storyboard – phim quảng cáo: câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (Phần cuối)

Ở phần 1, chúng ta đã đi qua giai đoạn chọn production house, danh sách đạo diễn rút gọn và production brief. Tuy chưa có gì thành hình nhưng có thể xem phần đầu là bước chọn huấn luyện viên và đội ngũ huấn luyện cho một đội bóng. Chọn chuẩn thì cùng nhau trở thành best team. Còn không thì… cùng chìm🫠.

Director Treatment: Chọn Mặt Gửi 💎

Như đã nói ở phần production brief, hãy chừa không gian “bay bổng” cho đạo diễn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn “buông tay lái”. Hãy xem đây là cuộc chơi “đồng sáng tạo”.

Đánh giá director treatment không hề đơn giản. Đây là lúc dùng đến những tiêu chí bạn đặt ra ban đầu để đánh giá director treatment hay nhất, phù hợp nhất thông qua:

  • Tầm nhìn của đạo diễn
  • Director board
  • Art direction
  • CGI
  • Cinematography
  • Styling
  • Music
  • Talent

Chọn đạo diễn đã “trần ai”, thuyết phục khách hàng còn “khổ ải” hơn. Bạn cần những luận điểm vững chắc, diễn giải chúng một cách rõ ràng vì khách hàng thường không nắm đủ kiến thức chuyên môn như creative để có những đánh giá khách quan và tổng quan nhất. Đa số họ chủ yếu quan tâm đến phim thành phẩm, tên tuổi của đạo diễn và chi phí mời họ. 

Không dừng lại ở đó, đây là một trong những khâu quan trọng chứng minh được giá trị của creative vì bạn là người hiểu ý tưởng của mình nhất, hiểu mong muốn của khách hàng nhất. Từ director treatment của đạo diễn, creative sẽ đưa ra những đóng góp, định hướng điều chỉnh và bổ sung nếu cần thiết ở tất cả mọi mặt của treatment để trao đổi và thuyết phục khách hàng thay vì chỉ làm ‘shipper’ vận chuyển lời feedback của khách hàng cho đạo diễn và ngược lại. Hãy trao đổi với đạo diễn để cùng đưa ra giải pháp mà cả đôi bên cảm thấy tốt nhất và ưng ý nhất. 

Một bảng đánh giá tham khảo giữa creative treatment của các đạo diễn và production house

Pre-Production: Kết Nối và Dẫn Dắt

Trong giai đoạn này, creative giống như một “diễn viên xiếc” đi trên dây, cân bằng giữa chất nghệ của đạo diễn và tính thực tế của khách hàng.

Creative cần có cái nhìn vừa tổng thể, vừa chi tiết để có những đánh giá và điều chỉnh cần thiết:

  • Shooting board
  • CGI
  • Treatment
  • Mood & tone
  • Art direction
  • Music
  • Choreography
  • Stillomatic
  • Set design
  • Grading
  • Casting
  • Wardrobe
  • Props
  • Fitting
  • Location

Ví dụ, kịch bản phim cần có những yếu tố văn hóa địa phương mà đạo diễn nước ngoài không nắm rõ. Creative sẽ cần đưa ra những lý giải và đề xuất cụ thể hơn về bối cảnh, tình huống, thiết kế phục trang, đạo cụ… làm cảm hứng cho đạo diễn chỉnh sửa kịch bản quay của họ.

Một số lý giải về định kiến tại Việt Nam và đề xuất ý tưởng thú vị hơn từ creative cho đạo diễn nước ngoài

Hay set design có thể thiếu một số yếu tố branding mà creative có thể đưa ra những cài cắm thú vị sao cho set quay vừa ấn tượng vừa gợi nhớ đến brand, thay vì nhồi nhét “ê hề” hình ảnh thương hiệu một cách lộ liễu khiến cảnh phim trở nên giả tạo, gượng gạo.

Set design từ đạo diễn (trên) – Set design chỉnh sửa từ creative (dưới)

Cuối cùng, buổi PPM (cuộc họp tiền sản xuất) đóng vai trò như thước đo để đánh giá toàn bộ các khâu chuẩn bị trước đó. Chắc chắn sẽ có một số khác biệt trong quan điểm giữa đạo diễn và khách hàng cho nhiều phương diện. Creative cần biết khi nào “về team” khách hàng hay đạo diễn, khi nào nên có ý kiến trung lập với những lập luận vững chắc để thuyết phục và kéo KH và đạo diễn về cùng một hướng. 

Ví dụ, khách hàng có thể cảm thấy kịch bản phim của đạo diễn chưa được tối ưu và chưa làm nổi bật tốt nhất vai trò của thương hiệu và giá trị của diễn viên nổi tiếng trong câu chuyện. Khi đó, creative sẽ cùng thảo luận với đạo diễn để tinh chỉnh câu chuyện ngay trong buổi họp để vừa thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, đạo diễn, vừa không ảnh hưởng đến chi phí hay kế hoạch sản xuất phim.  

Kịch bản quay từ đạo diễn

Kịch bản quay đã chỉnh sửa cùng creative và khách hàng duyệt

Sắp render phim xong rồi… Ở phần cuối, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu giai đoạn quay phim và hậu kỳ. 

(Còn tiếp)

Storyboard – Phim quảng cáo: Câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (phần 1)

Storyboard – phim quảng cáo: câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (Phần cuối)

Keep reading