Webinar
Yen dangCon Yến Mưa☂️
November 28, 2024 - 

Storyboard – Phim quảng cáo: Câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (phần 1)

Img 2760
Để biến storyboard thành một phim quảng cáo chất lượng, creative, đạo diễn và production house phải như ba mảnh ghép “phép thuật"...


Storyboard – Phim quảng cáo: Câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (phần 2)

Storyboard – phim quảng cáo: câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (Phần cuối)

Một ý tưởng phim quảng cáo, dù “toẹt dời” thế nào, nếu không được chăm chút tỉ mỉ trong giai đoạn sản xuất, cuối cùng cũng chỉ hóa thành sản phẩm “tàm tạm” hoặc tệ hơn, chẳng dám nhận là mình làm🤦‍♀️. Để biến storyboard thành một phim quảng cáo chất lượng, creative, đạo diễnproduction house phải như ba mảnh ghép “phép thuật” để cùng nhau tạo thành một bức tranh đáng giá. 

Nhưng làm sao để bộ ba này phối hợp ăn ý mà không vấp phải tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” 🤼💢 với khách hàng? Bỏ qua quy trình “công nghiệp” từ A-Z, bài viết này sẽ chỉ tập trung vào những bước giúp phim quảng cáo của bạn được nhào nặn nên một linh hồn sống động. 

Từ storyboard…
… đến 02 phim TVC Rồng Đỏ

Creative: Kẻ Vẽ Ra Giấc Mơ

Trước khi bắt tay vào toàn bộ quá trình, creative, đặc biệt là creative director, cần hình dung được hình hài của phim thành phẩm: nó sẽ như thế nào, cảm xúc ra sao, người tiêu dùng liệu có “đổ đứ đừ” không? Hãy xác định tầm nhìn của phim: bạn muốn kể câu chuyện gì và nó có chạm đến trái tim người xem hay không.

Một khi đã có hình dung tổng thể, nhớ bám chặt lấy tầm nhìn ấy, vì đây chính là kim chỉ nam để đưa ý tưởng của bạn từ nét vẽ thành một sản phẩm lung linh trên màn ảnh.

Production House: Chọn Sao Cho Đúng?

Production house giống như người bạn đồng hành trong chuyến trekking dài hơi – chọn sai là “chết dở”. Hãy ưu tiên những đơn vị:

1. Có kinh nghiệm làm phim ở quy mô giống ý tưởng của bạn (không quá phèn, cũng không “hất cái mặt lên trời”).

2. Showreel phim của họ ổn định, cho thấy người cầm trịch là người có nguyên tắc và luôn muốn tạo ra giá trị vững chắc cho ‘nhà’ mình.

3. Có uy tín: hoặc từng làm bạn hài lòng, hoặc được dân trong ngành “rìviu 5 sao”, không phải “hứa thật nhiều… rồi cũng thất hứa thật nhiều”.

Tốt nhất công việc này nên được một in-house producer đảm nhận. Họ sẽ tìm ra những cái tên phù hợp nhất dựa trên brief của bạn.

Chọn Danh Sách Đạo Diễn: Đừng Nhìn Mặt Mà Bắt Hình Dong

Nhận danh sách đạo diễn từ production house, bạn có thể sẽ gặp “cơn bão tên tuổi” toàn là những anh trai, chị đẹp trong ngành. Nhưng nhớ nhé, danh tiếng không phải tất cả – điều quan trọng là hợp vibe!

Khi xem showreel của đạo diễn, hãy chú ý:

• Soi kỹ: Đạo diễn này có thế mạnh gì? Điểm yếu ở đâu? Ví dụ, có những đạo diễn trẻ, còn ít tên tuổi, ít phim nhưng phim nào cũng có nét, có chất riêng và mang lại đúng giá trị bạn cần cho ý tưởng phim của mình thì đừng ngần ngại tặng người ấy 1 đỉm cộng và xem xét đến ekip của họ như DOP (đạo diễn hình ảnh), animation house (đơn vị làm hiệu ứng hình ảnh)… để đánh giá tổng thể, hơn là chỉ “chấm” đạo diễn. 

• Trao đổi trực tiếp: Quan sát xem họ có nhiệt huyết với dự án của bạn không. Bởi thực tế, đạo diễn nhận rất nhiều brief, và có những job họ làm “cho có tụ”, có job họ cống hiến cả tâm hồn. Chọn người dành “trái tim lấp lánh” cho ý tưởng của bạn nhé!

Đạo diễn Jovardi và production house Plan A – MV & TVC Rồng Đỏ

Production Brief: Truyền Cảm Hứng Càng Nhiều Càng Tốt

Hãy nghĩ production brief như một lá thư tình gửi cho production house và đạo diễn: bạn phải khiến họ hiểu, yêu, và muốn cùng bạn nâng tầm ý tưởng.

Phải có gì trong brief?

• Ý tưởng phim: insight, product truth, mạch cảm xúc, hướng kể chuyện…

• Những thành tố chính (tùy từng ý tưởng): creative treatment, CGI, âm nhạc, mood & tone, camera movement, diễn xuất, art direction, typography…

• Một danh sách dos and don’ts: brand guideline, khách hàng đặc biệt thích gì, ghét gì, gu của họ ra sao?

Chỉ nên brief những gì đặc biệt quan trọng, mang cái hồn của ý tưởng thay vì brief từng chân tơ kẽ tóc như cái bàn, chiếc ghế, đôi giày hay địa điểm quay. Hãy để đạo diễn và đội ngũ sản xuất có không gian sáng tạo, vì đó là lúc phép màu xảy ra!

Giải thích ý tưởng phim quảng cáo
Slide giải thích ý tưởng phim TVC

TVC Rồng Đỏ Đào Yuzu

Tạm dừng ở đây nhé. Phần 2 sẽ đào sâu vào director treatment và pre-production. 

(Còn tiếp)

Storyboard – Phim quảng cáo: Câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (phần 2)

Storyboard – phim quảng cáo: câu chuyện “biến hình” từ ý tưởng hóa phim xuất xưởng (Phần cuối)

Keep reading